Nhập môn Kiến trúc Nội thất

Ngành Kiến trúc Nội thất

Khái niệm

Kiến trúc Nội thất là công việc sáng tạo và trang trí các không gian nội thất công trình, là thiết kế kiến trúc xây dựng có tính đến phương án bố trí và trang trí nội thất. Đây là ngành khác với ngành Thiết kế Nội thất giải quyết các vấn đề mỹ thuật trong nội thất công trình.

Hai khái niệm này thường gắn liền với hai cách dùng khác nhau. "Kiến trúc nội thất" chỉ những kiến trúc, không gian. "Thiết kế nội thất" thì thường chỉ công việc liên quan đến kiến trúc nội thất.

Ở Việt Nam kiến trúc nội thất đã phát triển được một thời gian khá dài, điều kiện sống phát triển kèm theo nhu cầu làm đẹp cho Nội thất, ngoại thất nhà cửa tăng mạnh.

Kiến trúc nội thất đã chia ra nhiều trường phái khác nhau, mỗi trường phái lại mang đậm nét khác biệt quốc gia hoặc vùng lãnh thổ. Như kiến trúc nội thất châu âu, kiến trúc nội thất Pháp, (được hiểu là phong cách thiết kế hay kiểu kiến trúc).



Hiểu theo cách đơn giản nhất, kiến trúc nội thất là thiết kế kiến trúc xây dựng có tính đến phương án bố trí nội thất và trang trí nội thất có liên quan đến kết cấu trần, tường, sàn.

Người làm công việc kiến trúc nội thất




Như chúng ta đã biết, kiến trúc nội thất bao gồm phân tích thiết kế và xây dựng nội thất. Người kiến trúc sư nội thất phải có kiến thức tốt về các quy định xây dựng và hiểu biết về cấu trúc của các tòa nhà để làm cho các dự án an toàn, có cấu trúc hợp lý để sinh sống và hoạt động theo nhu cầu của gia chủ. 

Làm việc với tư cách là một kiến trúc sư nội thất có một chút thách thức hơn so với việc cung cấp dịch vụ thiết kế nội thất. Nó đòi hỏi trình độ kỹ năng cao và khả năng làm việc trên các dự án lớn. Khả năng giao tiếp giữa các nhà tư vấn, nhà xây dựng, nhà thầu, khách hàng, kỹ thuật viên cần được duy trì để đảm bảo tiến độ công việc. 

Các kiến trúc sư nội thất có thể rút ruột hoặc tách phần bên trong của một cấu trúc hiện có và sau đó xây dựng lại nó để phù hợp với một mục đích hoàn toàn khác. Ví dụ, một khối văn phòng cũ có thể được cải tạo và chuyển đổi thành một khối căn hộ hiện đại. Điều này sẽ không làm thay đổi thiết kế bên ngoài của ngôi nhà, nhưng sự biến đổi bên trong có thể mang đến một cái nhìn hoàn toàn khác. Đây được gọi là "tái sử dụng" vỏ của một tòa nhà.

Kiến thức chuyên môn và kỹ thuật là sự khác biệt chính giữa hai dịch vụ. Thiết kế nội thất yêu cầu thấp hơn so với kiến trúc nội thất, mặc dù nó ra đời sớm hơn. 

Những năm gần đây, sự quan tâm đến nghề kiến trúc nội thất đã phát triển nhanh chóng. Có lẽ là vì nhu cầu nhà ở càng tăng cao nhưng nguồn cung lại hạn chế, việc tái sử dụng công trình cũ cần bàn tay của một kiến trúc sư nội thất chuyên nghiệp.

Những giai đoạn chính trong công việc của 1 kiến trúc sư nội thất:


Khảo sát hiện trạng công trình

Có thể hiểu rằng công việc của một kiến trúc sư nội thất tiếp nối công việc của những kiến trúc sư công trình. Họ cần nắm bắt được những đặc điểm của một công trình xây dựng, đọc được bản vẽ thiết kế công trình, khảo sát hiện trạng khi công trình đã hoàn thành,… Công trình này có thể là các cơ quan, các tòa nhà, trung tâm thương mại, hành chính, khách sạn,… hay những công trình nhỏ như nhà ở, biệt thự, nhà hàng,… Khảo sát công trình là công việc đầu tư trong một dự án thiết kế nội thất của kiến trúc sư.

Nghiên cứu nhu cầu của người sử dụng

Một kiến trúc sư nội thất chắc chắn phải nắm bắt được nhu cầu, mong muốn của đối tượng sử dụng. Không những thế kiến trúc sư cũng cần nắm rõ được đặc điểm, mục đích sử dụng của từng công trình. Ví dụng mục đích sử dụng của nhà ở sẽ khác với văn phòng, khác với khách sạn hay trung tâm thương mại.

Ngoài việc tìm hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng trực tiếp là người đặt hàng như chủ nhà hàng khách sạn, chủ căn hộ… kiến trúc sư phải tìm hiểu được thị hiếu, xu thế, mong muốn chung của những người cùng sử dụng công trình mà mình sẽ thiết kế nội thất.

Nghiên cứu công năng sử dụng

Dĩ nhiên ngoài sự hài hòa, phong cách, nội thất cần được tối ưu hóa công năng sử dụng bởi sự tài tình của người kiến trúc sư. Họ cần nghiên cứu kỹ công năng sử dụng của từng loại thiết bị, từng món đồ đối với từng công trình mà họ tham gia thiết kế để từ đó đưa ra phương án thiết kế tối ưu nhất.

Định hình phong cách



Đây là vấn đề quan trọng đối với bất cứ dự án thiết kế nội thất nào. Định hình phong cách cần dựa vào mong muốn của khách hàng và sự am hiểu của kiến trúc sư cũng như phong cách vốn có của công trình xây dựng. Kiến trúc sư nội thất có thể lựa chọn nhiều phương án kết hợp các phòng cách khác nhau lại làm một, tùy theo khả năng và sức sáng tạo của từng người.

Thiết kế màu sắc, vật liệu, lựa chọn các trang thiết bị.

Kiến trúc sư nội thất phải am hiểu về việc sử dụng màu sắc và có bản thiết kế màu sắc rõ ràng cho mỗi công trình. Việc lựa chọn vật liệu và các trang thiết bị cũng vô cùng quan trọng để tạo ra một phong cách nội thất hoàn hảo.

Giám sát thi công

Kiến trúc sư nội thất sau khi lên ý tưởng thiết kế và có bản vẽ rõ ràng, thì còn có nhiệm vụ giám sát thi công đối với những công trình mà mình đảm nhận. Đến khi công trình hoàn thiện và bàn giao, nhiệm vụ của kiến trúc sư nội thất mởi hoàn thành.


Sau đây là clip nhóm tôi đã hoàn thiện để quảng cáo ngành.

Xem clip tại đây

Đăng nhận xét

0 Nhận xét