Các phạm trù không cơ bản của phép Biện chứng Duy vật

BẢN CHẤT VÀ HIỆN TƯỢNG – KHẢ NĂNG VÀ HIỆN THỰC


1.Giới thiệu chung về phép biện chứng duy vật.

Phép biện chứng duy vật là một bộ phận lý luận cơ bản hợp thành thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác-Lênin, là “khoa học về mối liên hệ phổ biến”, là “khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy” và cũng là lý luận nhận thức khoa học.



2.Khái niệm về phép biện chứng duy vật.

Định nghĩa khái quát về phép biện chứng duy vật, Ăngghen cho rằng: Phép biện chứng là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy. Khi nhấn mạnh vai trò của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, Ăngghen định nghĩa: Phép biện chứng là khoa học về mối liên hệ phổ biến; khi nhấn mạnh vai trò của nguyên lý về sự phát triển, Lênin định nghĩa: Phép biện chứng là học thuyết về sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện, học thuyết về tính tương đối của nhận thức con người, nhận thức này phản ánh vật chất luôn luôn phát triển không ngừng.


3.Một số vấn đề chung về phạm trù:

Phạm trù là những khái niệm rộng nhất phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật và hiện tượng thuộc một lĩnh vực nhất định. Mỗi bộ môn khoa học có hệ thống phạm trù riêng của mình, phản ánh những mối liên hệ cơ bản và phổ biến thuộc phạm vi khoa học đó nghiên cứu. Ví dụ, toán học có các phạm trù “đại lượng”; hàm số”; “điểm”; “đường thẳng”v.v. Trong kinh tế chính trị có các phạm trù "hàng hoá", "giá trị", “giá trị trao đổi”, v.v.

Phạm trù triết học là những khái niệm chung nhất, rộng nhất phản ánh những mặt, những mối liên hệ bản chất của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Ví dụ, phạm trù "vật chất", "ý thức" "vận động", "đứng im", v.v phản ánh những mối liên hệ phổ biến không chỉ của tự nhiên mà cả xã hội và tư duy của con người. Giữa phạm trù của các khoa học cụ thể và phạm trù của phép biệt chứng có mối quan hệ biện chứng với nhau đó là mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung.


4.Phạm trù về bản chất và hiện tượng.

a. Phạm trù bản chất:

Phạm trù bản chất dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định ở bên trong, quy định sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng đó.

Ví dụ: Bản chất của xã hội tư bản là sự mâu thuẫn giữa tính xã hội lực lượng sản xuất và tính chất chiếm hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất. Hay nói cách khác là sự mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản.

Bản chất đó được thể hiện thông qua các hiện tượng như nạn thất nghiệp, đời sống khổ cực của giai cấp vô sản và người lao động, sự giàu có của giai cấp tư sản.


b. Phạm trù hiện tượng:

Phạm trù hiện tượng dùng để chỉ cái biểu hiện ra bên ngoài của bản chất.

Ví dụ: Màu da cụ thể của một con người như trắng, vàng, đen,… chỉ là hiện tượng, là vẻ bề ngoài.


c. Quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng:

Bản chất và hiện tượng đều tồn tại khách quan, là hai mặt vừa thống nhất, vừa đối lập với nhau.

Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng: Bản chất bao giờ cũng bộc lộ ra qua hiện tượng, còn hiện tượng bao giờ cũng là sự biểu hiện của một bản chất nhấ định. Không có bản chất tồn tại thuần tuý tách rời hiện tượng, cũng như không có hiện tượng lại không biểu hiện của một bản chất nào đó. Khi bản chất thay đổi thì hiện tượng cũng thay đổi theo. Khi bản chất mất đi thì hiện tượng do nó sinh ra cũng mất theo. Khi bản chất mới xuất hiện thì nó lại sản sinh ra hiện tượng mới phù hợp với nó. Vì vậy, V.I.Lênin cho rằng “Bản chất hiện ra, hiện tượng là có tính bản chất”. 

Sự đối lập giữa bản chất và hiện tượng được thể hiện ở chỗ: bản chất là cái chung, cái tất yếu, còn hiện tượng là cái riêng biệt phong phú và đa dạng; bản chất là cái bên trong, hiện tượng là cái bên ngoài; bản chất là cái tương đối ổn định, còn hiện tượng là cái thường xuyên biến đổi.


d. Ý nghĩa của phương pháp luận:

Bản chất là cái ẩn dấu bên trong hiện tượng. Do vậy, nhận thức sự vật phải đi sâu tìm bản chất, không dừng ở hiện tượng. Phải đi từ bản chất cấp 1 đến bản chất sâu hơn.v.v… 

Bản chất không tồn tại thuần tuý ngoài hiện tượng. Do đó, tìm bản chất phải thông qua nghiên cứu hiện tượng. Trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào bản chất để định hướng hoạt động, không nên dựa vào hiện tượng. 

Muốn cải tạo sự vật phải thay đổi bản chất của nó chứ không chỉ thay đổi hiện tượng. Thay đổi được bản chất thì hiện tượng sẽ thay đổi theo. Đây là qúa trình phức tạp không được chủ quan, nóng vội.


5.Phạm trù về khả năng và hiện thực.

Cặp phạm trù khả năng và hiện thực là một trong những nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ mối quan hệ biên chứng giữa hiện thực ( là phạm trù chỉ những cái đang tồn tại trên thực tế) với khả năng (là phạm trù chỉ cái chưa xuất hiện, chưa tồn tại trên thực tế, nhưng sẽ xuất hiện, sẽ tồn tại thực sự khi có các điều kiện tương ứng.)

Theo triết học Mac-Lenin thì khả năng là “cái hiện chưa có” nhưng bản thân khả năng có tồn tại, đó là một sự tồn tại đặc biệt tức là cái sự vật được nói tới trong khả năng chưa tồn tại , song bản thân khả năng thì tồn tại.

Ví dụ: Mọi sinh viên đều có khả năng đủ điểm qua môn, nhưng phải có điều kiện là học hành chăm chỉ, rèn luyện, tư duy tốt.

Hiện thực thì không đồng nghĩa với khái niệm hiện thực khách quan[4]. Hiện thực khách quan là khái niệm chỉ các sự vật, vật chất tồn tại độc lập với ý thức của con người, còn hiện thực bao gồm cả những sự vật, hiện tượng vật chất đang tồn tại một cách khách quan trong thực tế và cả những gì đang tồn tại một cách chủ quan trong ý thức của con người[4].

Ví dụ: Chiếc xe đạp bạn A đang đi là hiện thực. Suy nghĩ của bạn B về một bộ phim hay cũng là hiện thực

Ví dụ điển hình cho cả hiện thực và khả năng: Là bức tranh “Đêm đầy sao” của Van Gogh. Những ngôi sao trên màn trời đêm là hiện thực, nhưng chúng sẽ sang và có trong bầu trời đó lại là khả năng.


a.Phân loại về các khả năng:

Khả năng thực tế là những khả năng do các mối liên hệ tất nhiên quyết định, xuất hiện từ bản chất bên trong của sự vật và khi có đầy đủ điều kiện sẽ trở thành hiện thực.

Ví dụ: Trong mỗi hạt thóc có khả năng thực tế hạt thóc sẽ thành cây lúa.

Khả năng ngẫu nhiên hay khả năng ảo, khả năng trừu tượng là những khả năng do các mối liên hệ ngẫu nhiên, quan hệ bên ngoài mang đến và chưa có đủ điều kiện để chuyển hóa thành hiện thực. 

Ví dụ: Khả năng con người trúng sổ xố là khả năng ảo. Khả năng này biến thành hiện thực chỉ là do ngẫu nhiên, may mắn.

Ngoài các khả năng chính trên đây, ta còn có thể phân loại thành:

Từ góc độ xác suất lớn hay nhỏ xảy ra: Khả năng chủ yếu và khả năng thứ yếu.

Xét theo sự liên quan đến lợi ích của con người: Khả năng tốt và khả năng xấu.

Khi xét tới sự tương tác giữa các khả năng: Khả năng cùng tồn tại và khả năng loại trừ lẫn nhau.


b. Quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực:

Khả năng là những thứ có thể xảy ra trong tương lai, được tổng hợp từ nhiều yếu tố khác nhau mà nó sẽ xảy ra với các mức độ, thời điểm khác nhau. Nó phần lớn sẽ xãy ra vì đã qua các bước chọn lọc, nhưng nếu xảy ra dưới các tác động lạ, hay những biến số bất ngờ khiến khả năng sẽ xảy ra dưới một tần số cực nhỏ hoặc biến mất, thì từ lúc đó khả năng không thể chuyển hóa thành hiện thực. Ngược lại, trong hiện thực cũng sẽ có rất nhiều khả năng, nhưng chỉ điều có tỉ lệ xảy ra cao nhất mới có thể trở thành một khả năng, những điều có tỉ lệ quá nhỏ thì sẽ không được xem là khả năng.

Để khả năng có thể chuyển hóa thành hiện thực ta chủ yếu cần 2 yếu tố: Chủ Quan và Khách quan. Nói chủ yếu là vì như trên đã đề cập, không phải tất cả cả khả năng có thể chuyển hóa tự phát thành hiện thực theo một cách tự phát.

Có 3 loại khả năng:

Khả năng tự nhiên

Khả năng chuyển hóa thành hiện thực theo con đường từ nhiên không dưới tác động của con người như: Động đất, song thần, núi lửa,...

Khả năng kết hợp

Khả năng có sự tác động của cả tự nhiên lẫn con người, nếu chỉ có một vẫn sẽ có thể thành hiện thực, nhưng lại tốn nhiều thời gian, hoặc là trở thành một hiện thực nào đó khác với ban đầu.

Ví dụ: Thả diều, cần có tác động của gió và sự điều khiển của con người thì con Diều mới có thể bay lên trời được.

Khả năng nhân tạo

Bắt buộc có sự tác động của con người như: Xây công trình, chế tạo đồ nội thất, kĩ nghệ,….

Ví dụ: khả năng là lên ý tưởng cho một công trình, hướng đi của một công trình- hiện thực là triển khai ý tưởng của công trình đó.

Trong lĩnh vực xã hội, bên cạnh các điều kiện khách quan, khả năng muốn biến thành hiện thực còn cần có các điều kiện chủ quan. Đó là hoạt động thực tiễn của con người. Ở đây, khả năng sẽ không bao giờ biến thành hiện thực nếu không có sự tham gia của con người.

Hoạt động có ý thức của con người có vai trò rất to lớn trong việc biến khả năng thành hiện thực. Nó có thể đẩy nhanh hoặc kìm hãm quá trình biến đổi khả năng thành hiện thực. Nó cũng có thể điều khiển khả năng phát triển theo hướng này hay theo hướng khác bằng cách tạo ra các điều kiện thích ứng.


c. Sự tồn tại của nhiều khả năng và hiện thực:

Sự thật trong một điều kiện nhất định, không chỉ có duy nhất một khả năng co mỗi một sự vật được quan tâm đến, mà 1 sự vật sẽ có nhiều khả năng biến đổi để trở thành một hiện thực khác nhau. Tùy thuộc vào khả năng mà sự vật đó sẽ gặp phải, và trong mỗi khả năng chính được nhắc trên thì mỗi khả năng sẽ có nhiều hiện thực khác nhau. Nhưng nếu có thêm những điều kiện mới lạ tác động đến sự vật ngay lúc nó còn đang ở khả năng, thì nó có thể sẽ nảy sinh ra một khả năng mới không có trên các khả năng cơ bản, hoặc là sẽ biến mất – không trở thành hiện thực được nữa.

Một khả năng có thể trở thành một hiện thực không chỉ chịu tác động của duy nhất một điều kiện. Phải có một tập hợp điều kiện để một khả năng có thể xáy ra. Sự gia tang hay mất đi của một hay nhiều điều kiện sẽ làm thay đổi bản chất ban đầu của toàn thể tất cả các khả năng, có thể biến mất, tang hoặc giảm tỉ lệ chuyển hóa, nhưng theo thông thường, thì rất khỏ để một khả năng có thể biến mất, trừ các trường hợp có tác động lạ hoặc đột xuất đến sự vật

Ví dụ: Gạch đá, cát, xi măng, thép, gỗ… Là khả năng cao nhất cho một ngôi nhà, nhưng bỗng có sự tác động của động đất hoặc lũ lụt một cách đột xuất, thì khả năng những vật dụng để xây căn nhà khả năng cao sẽ không còn hoặc giảm đi, từ đó tạo điều kiện cho các khả năng khác của các vật dụng ban đầu có tỉ lệ xãy ra cao hơn như trở thành phế liệu.


d. Ý nghĩa của phương pháp luận:

Trong hoạt động thực tiễn, cần chú ý đến thực tế nhưng cũng phải để ý đến các khả năng:

Khi hoạt động, lên kế hoạch, quyết định một vấn đề ta cần nhìn vào Hiện thực để có thể đưa ra những quyết định đúng và thực tế. Hiện thực là những gì đang hiện có, nếu ta không dựa vào đó mà lại đi lẫn lộn với các khả năng thì ta sẽ phải gành chịu các hậu quả trong tương lai. Nhưng nói như thế cũng không thể quá lơ là đi khả năng, vì nếu quan tâm đến khả năng, ta sẽ có thể dự trù, tính toán được các nguy cơ tiềm ẩn hay các cơ hội tiềm tàng có thể xảy ra trong tương lai, từ đó có con đường đúng đắn hơn để dẫn dắt quyến định, hiện thực của mình đến một hiện thực mà bản thân ta mong muốn.


Xác định và sắp xếp các khả năng:

Ta cần tìm hiểu kỹ lưỡng các khả năng có thể xãy ra của chính sự vật ta quan tâm tới trong tương lai. Sắp xếp chúng theo một trình tự ưu tiên nhất định, hiểu rõ hiện thực mà ta đang nhắm tới để lựa chọn một khả năng hợp lí.                            Tuy nhiên, không nên đi tìm và bao quát tất cả các khả năng của các sự vật ngoài lề, ta chỉ nên tập trung vào sự vật ta đang quan tâm tới, tìm khả năng của nó và chỉ một mình nó, để có đủ độ hiểu sâu về nó, bỡi mỗi sự vật đều có rất nhiều khả năng, mỗi khả năng đều hoàn toàn khác nhau vì điệu kiện tác động, mục đích, phương thức khác nhau, nếu có sự nhầm lẫn giữa các sự vật và khả năng, thì hiện thực mà ta tạo ra chính là thảm họa mà ta phải gánh vác trong tương lai.

Như cũng đã nói, một sự vật có rất nhiều khả năng, tùy vào hiện thực mà ta nhắm đến, mục đích ban đầu ta muốn mà phải tìm hiểu, chọn lọc kĩ các khả năng tốt xấu, xa gần, tất nhiên hay ngẫu nhiên. Một khả năng chỉ thành hiện thực với những điều kiện tiên quyết, riêng biệt, ta không thể lấy điệu kiện của khả năng 1 cho khả năng 2 để tạo ra hiện thực của khả năng 1 được. Khả năng như một ma trận vậy, có rất nhiều lối để vào, nhưng chỉ có một lối là đi đến được thành công, nếu đã chọn sai lối thì hiện thực được chuyển hóa chắc chắn sẽ không là thành công bạn mong chờ.


Các sai lầm nên tránh:

Tuyệt đối hóa của vai trò chủ quan, tức chỉ có con người mới là khả năng trở thành hiện thực. Như việc thả diều hay lái con thuyền vậy, nếu không có tác động của gió và song biển, chỉ con người không thể khiến con diều bay lên hoặc con thuyền đến được bến cảng.

Xem thường nhân tố chủ quan. Nếu nghĩ rằng không tuyệt đối thì ta xem thường thì cũng như vậy, trong xã hội thực tiễn bấy giờ, nếu không có tác động của con người, các khả năng mà con người mong muốn sẽ không thể thành hiện thực. Như việc nấu cơm vậy, có lửa do sét đánh, có lúa do tự nhiên tạo nên, nhưng nếu ta nghĩ nhiêu đó là đủ để nấu cơm mà không cần tuốt lúa, xay gạo, bắt bếp thì ta sẽ không bao giờ có thể no bụng.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét