Trung Quốc là một quốc gia có nền văn minh lâu đời với những nét văn hóa đặc sắc được lưu truyền qua hàng ngàn năm. Cùng với chiều dài lịch sử là một kho tàng kiến thức sâu và rộng, trải dài mọi mặt; những hệ tư tưởng của người xưa cũng đã trở thành nền tảng để thế hệ tiếp theo kế thừa và phát triển.
Sơ lược về đất nước Trung Hoa:
Đất nước Trung Hoa với diện tích rộng lớn vào bậc nhất thế giới, dân số đông nhất thế giới, nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Đi song song với những điều đó là những nền văn hóa lâu đời và phức tạp bậc nhất, điển hình là các trường phái - tư tưởng, một phần cốt lõi của nền văn hóa Trung Hoa. Trải qua 5000 năm, nên văn minh Trung Hoa đã phát triển thành một trong số nền văn minh rực rỡ nhất thế giới trong thời cổ đại và trung cổ, đặc trưng bởi nền Triết học thâm sâu. Trong đó, nổi bật nhất 2 trường phái là Nho giáo và Đạo giáo.
Nho Giáo:
Quá trình hình thành:
Sáng lập: Nho giáo bắt nguồn từ thời thái cổ ở nước Tàu. Thuở đó, vua Phục Hy, là một Thánh Vương đắc đạo, trông thấy được các hiện tượng trong cõi Hư linh. Ngài nhìn thấy Long Mã có bức đồ trên lưng gồm những chấm đen trắng, nổi lên giữa sông Hoàng Hà, mà biết được lẽ Âm Dương, chế ra Tiên Thiên Bát Quái, cắt nghĩa sự biến hóa của Trời Đất để làm nguyên tắc dạy người. Những vạch đơn giản của Bát Quái ấy được xem là đầu mối của văn tự về sau này.
Quá trình phát triển:
Khổng tử tích cực truyền bá tư tưởng Chu Công ở thời xuân thu, sau đó đến Mạnh Tử để tích cực hệ thống lại và truyền bá, từ đó Nho giáo nguyên thủy ra đời. Khởi đầu Hàn Dũ và Lý Ngao thời nhà Đường đến thời Tống, Nho giáo có sự phát triển đáng kể. Các nhà triết học thời kỳ này đã đưa những khái niệm và triết lý mới vào Nho giáo tạo nên một trường phái Nho giáo/ Tông giáo. Đến thế kỷ XX, với sự sụp đổ của chế độ quân chủ, Nho giáo mất vị thế độc tôn, thậm chí bị bài trừ ở ngay tại Trung Quốc trong thập niên 1960-1970. Đến đầu thế kỷ XXI dần được coi trọng trở lại và được thúc đẩy thành phong trào tại các nước Đông Á.
Những nhà triết học nổi tiếng trong thời kỳ này:
. Khổng tử - cha đẻ của trường phái Nho giáo
. Tăng Tử - Học trò của Khổng Tử - Người soạn lập ra Đại Học, soạn ra Mạnh Tử
. Chu Đôn Di (1016-1073) và Chu Hy (1130-1200) : Những người dùng Nho giáo để định nghĩa nhân sinh, đưa Nho giáo Lên thời hoàng kim của nó.
Nho giáo là một trong tam giáo đồng nguyên, là giáo truyền dạy cho chúng ta về đạo làm người, lấy chủ trương nhẹ lương nặng bỗng, trọng đức khinh tài, tâm đắc với chữ nhân hơn cả: Tức Nho giáo thiên về cách vận hành và sử dụng con người, coi con người là trung tâm của vạn vật và lấy đạo làm người là thước đo để đánh giá. Từ đó giúp xã hội dưới thời thịnh hành của Nho giáo phát triển khá ổn định, tổ chức các tầng lớp xã hội hợp lí, có tôn ti trật tự.
Nho giáo so với nền triết học hiện đại
Ưu điểm:
Cung cấp một nền tảng vững chắc về tổ chức xã hội.
Giữ vững và góp 1 phần không nhỏ vào tư tưởng trọng hiền tài.
Khuyết điểm:
Thời gian hình thành đã là 2500 năm trước, nên còn nhiều vấn đề lạc hậu và không theo kịp tiền độ phát triển của xã hội bấy giờ
Thô cứng theo nguyên tắc khuôn khổ, bảo thủ => ra kìm hãm tự do nhân cách, hạn chế sáng kiến mới của con người, làm cho con người luôn ở trạng thái nhu thuận, chỉ biết phục tùng theo chủ trương “thuật nhi bất tác”.
Đề cao danh phận => Con người chạy theo tiền tại danh chức địa vị, hám danh lợi mà quên đi luân thường đạo lí
Đề cao văn hóa “Gia đình”- “Gia trưởng”, áp dụng thẳng vào bộ máy nhà nước.
Tầm ảnh hưởng với Việt Nam:
Góp phần tạo nên truyền thống bất khuất chống ngoại xâm. Trong lịch sử Việt Nam, đã có rất nhiều tấm gương nhà Nho yêu nước, hy sinh vì dân tộc.
Tạo được truyền thống ham học, truyền thống tôn sư trọng đạo, truyền thống coi trọng người có học. Từ đó các kiến thức học tập được tích lũy, có điều kiện để duy trì và phát triển. Ngoài ra còn tạo cho con người biết đạo ăn ở, biết quan tâm đến người khác, biết sống có văn hóa và đạo đức.
Ở Việt Nam những người ảnh hưởng nhiều của Nho giáo chủ yếu là những người lớn tuổi, nhóm người thích sống chậm, hoài niệm, ít chấp nhận cái mới, xem trọng lễ nghĩa truyền thống. Công chức, giáo viên,... cũng chịu ảnh hưởng của Nho giáo nhiều hơn so với doanh nhân. Phần nhiều nông dân do quen sống trong cộng đồng gắn kết ở nông thôn, ít tiếp xúc văn hóa phương Tây, cũng chịu ảnh hưởng nhiều của Nho giáo (thể hiện trong lối ứng xử, sở thích ăn mặc, nghe nhạc xem phim...).
Nông dân chịu ảnh hưởng nhiều của Nho giáo thường rất ngưỡng mộ những người có học, những người làm công chức Nhà nước hay công tác xã hội chứ không phải làm kinh tế "chạy theo lợi ích cá nhân".
Do Nho giáo đề cao lối sống tập thể theo huyết thống, đại gia đình và đẳng cấp, nên trong dân gian hay có các châm ngôn như "con ông cháu cha" (chỉ việc con quan rồi lại làm quan theo nếp phong kiến), "một người làm quan cả họ được nhờ" hay truyền thống "cha mẹ đặt đâu con ngồi đó", "môn đăng hộ đối" chỉ hôn nhân do cha mẹ sắp đặt, gia đình 2 bên phải cùng đẳng cấp về địa vị, học vấn hay tài sản.
0 Nhận xét