Kiến trúc Trung Quốc cổ đại

Nghệ thuật kiến trúc, do chịu ảnh hưởng của Nho giáo nên kiến trúc Trung Quốc thời cổ trung đại rất phong phú và đặc sắc bao gồm các thể loại như: kiến trúc nhà ở, thành quách, cung điện, lăng mộ, đàn miếu…. Những kiến trúc này tạo thành mộ hệ thống khép kín độc lập, có giá trị thẩm mỹ và hàm chứa ý nhân văn sâu sắc. Nghệ thuật kiến trúc thời cổ trung đại là một hệ thống độc đáo có lịch sử lâu dài nhất, phân bố địa vực rộng nhất. Về mặt kiến trúc thì nghệ thuật kiến trúc Trung Quốc đặt nền tảng bởi triết lý về vũ trụ, phong thủy và nhân sinh, trong mỗi công trình phải hài hòa với thiên nhiên. Người xây dựng luôn phải nắm lấy cái hình thể toàn cảnh của vùng đất, Sự hiện diện của ao hồ, khe suối,…. Rồi sau đố mới bố trí việc xây dựng cho thật hòa hợp với thiên nhiên. Một số công trình kiến trúc của Trung Quốc nổi bật như: Vạn Lý Trường Thành, Tử Cấm Thành, Thiên đàn,….


Vạn Lý Trường Thành

Tử Cấm Thành

Kinh dịch và nhiều ghi chép cổ khác đều nói rằng các bậc tiền nhân cổ đại luôn tuân thủ quy luật của trời, đất, tự nhiên và thời gian trong năm. Triết lý của Đạo gia lấy Đạo làm yếu tố trung tâm, sinh ra thái cực, âm, dương và tam tài: thiên, địa, nhân. Hơn nữa, Nho giáo luôn tôn vinh nguyên tắc hài hòa giữa trời và đất. Tự nhiên là vũ trụ rộng lớn và con người là một vũ trụ thu nhỏ. Vì con người là mô hình thu nhỏ của tự nhiên và vũ trụ nên con người cần sinh sống hòa hợp với quy luật của tự nhiên.





Đăng nhận xét

0 Nhận xét