Giải đáp 2 câu hỏi trong giờ học

 Câu 1: Triết học có mấy vấn đề cơ bản? Đó là vấn đề nào? Tại  sao đó là vấn đề cơ bản của triết học? 




Vấn đề cơ bản của triết học bao gồm hai mặt, cụ thể: 

+Mặt thứ nhất - Bản thể luận: Trả lời cho câu hỏi giữa ý thức và  vật chất, cái nào có trước, cái nào có sau? Và cái nào quyết định  cái nào? 

Ta có thể giải quyết mặt thứ nhất trong vấn đề cơ bản của triết  học dựa trên 3 cách sau: 

-Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định đến ý thức -Ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết định đến vật chất 

Ý thức và vật chất tồn tại độc lập với nhau, không quyết định lẫn  nhau 

+Mặt thứ hai - Nhận thức luận: Con người có khả năng nhận thức  được thế giới hay không? 

Đại đa số các nhà triết học theo chủ nghĩa duy tâm cũng như duy  vật đều cho rằng con người có khả năng nhận thức được thế giới.  Tuy nhiên, Các nhà triết học duy vật cho rằng, con người có khả năng nhận thức thế giới. Song do vật chất có trước, ý thức có  sau, vật chất quyết định đến ý thức nên sự nhận thức đó là sự 

phản ánh thế giới vật chất vào óc con người. Một số nhà triết học  duy tâm cũng thừa nhận con người có khả năng nhận thức thế giới, nhưng sự nhận thức đó là sự tự nhận thức của tinh thần, tư  duy. Một số nhà triết học duy tâm khác theo “Bất khả tri luận”  lại phủ nhận khả năng nhận thức thế giới của con người.

Tại sao đó là vấn đề cơ bản của triết học? 

Lịch sử đấu tranh triết học là lịch sử đấu tranh giữa chủ nghĩa  duy tâm và chủ nghĩa duy vật. Có thể nói, chính các vấn đề cơ  bản của triết học được xem là “chuẩn mực” để phân biệt giữa  hai chủ nghĩa triết học này. 

Trên thực tế, các hiện tượng mà chúng ta vẫn thường gặp trong  cuộc sống chỉ gói gọn trong hai loại: hiện tượng vật chất (tồn tại  bên ngoài ý thức chúng ta) hoặc hiện tượng tinh thần (tồn tại  bên trong chúng ta). 

Các học thuyết triết học rất đa dạng, song cũng đều phải trả lời  các câu hỏi vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau cái  nào quyết định cái nào? vật chất và ý thức có quan hệ với nhau  như thế nào? và lấy đó là điểm xuất phát lý luận. Câu trả lời cho  các câu hỏi này có ảnh hưởng trực tiếp tới những vấn đề khác  của triết học. 

Do đó vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại hay giữa ý thức và  vật chất được coi là vấn đề cơ bản của triết học. 

Câu 2: Con người có thể tạo ra được 1 robot trí tuệ nhân tạo có  cả trí thông minh IQ và EQ không? Tại sao? 




IQ (viết tắt của Intelligence Quotient, hay còn gọi là chỉ số thông  minh) giúp đo lường khả năng của con người trong các lĩnh vực  như suy luận logic, hiểu từ ngữ và kỹ năng toán học... Trong khi  đó, EQ (viết tắt của Emotional Quotient, hay còn gọi là chỉ số cảm xúc) là thước đo thông minh của con người thông qua khả năng  cảm nhận, kiểm soát, bày tỏ cảm xúc... của người đó. 

EQ là viết tắt tiếng anh của Emotional Quotient, được hiểu theo  nghĩa là khả năng xác định, kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ của bản  thân và người xung quanh. Vì vậy EQ là chỉ số đo lường trí tuệ về cảm xúc và là yếu tố quyết định hành vi. Theo nghiên cứu, những  người có EQ cao thường là những người có khả năng chịu được áp lực, bình tĩnh trước mọi tình huống. Họ còn là người giàu tình  cảm, biết tiết chế cảm xúc của bản thân và dễ thông cảm với  người khác. 

Con người không thể tạo ra được một robot trí tuệ nhân tạo có  cả trí thông minh IQ và EQ. Bởi vì: 

Theo nhóm em thì con người có thể cải tiến thêm về IQ cho  Robot nhưng đối với EQ thì không. 

Đúng là đã có những robot được phát triển trí thông minh nhân  tạo để đọc các tín hiệu cảm xúc, nhưng chúng không thể thay thế con người, nhất là trong các tình huống phức tạp. Chúng có thể ghi nhận cảm xúc, nhưng xây dựng mối quan hệ và thể hiện sự đồng cảm với khách hàng, với đồng nghiệp lại là câu chuyện khác. 

Vì robot không thể tận dụng và hiểu tâm lý như con người, chúng sẽ không thể đặt ra vấn đề và tìm cách giải quyết vấn đề như những chuyên gia thiết kế sản phẩm, quảng cáo, và tiếp thị đang làm.

Thử nghĩ về một vài lần bạn đã phải sáng tạo để giải quyết vấn  đề. Rà lại quá trình ra quyết định và cách bạn tìm ra giải pháp.  Máy móc có thể làm được điều đó không? Chắc là không. 

Nhiều công ty đang sử dụng phần mềm và trí tuệ nhân tạo để quản lý nhân sự, sản phẩm, dịch vụ. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi  chương trình đó bị treo? Khi có lỗi hệ thống? Chủ doanh nghiệp  sẽ chuyển sang sử dụng một phần mềm hoặc quy trình tự động  khác ngay không? Không, họ cần một người có chuyên môn để phát hiện sai sót, sử dụng những kỹ năng, kinh nghiệm có sẵn để sửa chữa, kiểm tra thiệt hại. 

Có những robot giao tiếp với nhau, thậm chí là giao tiếp với con  người. Nhưng chúng vẫn không thể hoàn toàn thay thế con  người. Robot không thể giao tiếp như con người với con người  được. 



Trả lời câu hỏi liệu robot có thể có cảm xúc không, Arvid Kappas,  Giáo sư tâm lý học tại Đại học Jacobs (Đức) cho rằng nên gọi  chúng là "cảm xúc máy móc" chứ không phải cảm xúc con người  bởi chúng vẫn là máy. Theo Kappas, cảm xúc gắn liền với cảm  giác của sinh vật. Một robot có thể nhận biết điều đó, nhưng sẽ là cảm xúc của một thứ không có trái tim. 

Theo MacLennan, vẫn còn nhiều thập kỷ đến khi chúng ta phải  trả lời câu hỏi liệu robot có cảm xúc như con người hay không.  Ông cho rằng sống chung với robot cảm xúc sẽ có tác động lớn tương tự khi các nền văn minh gặp nhau, hoặc lúc nhân loại tiếp  xúc với nền văn minh ngoài Trái Đất. 

Bạn không nghĩ là ngay cả con người chúng ta cũng có thể bị "lập  trình" để bị chi phối cảm xúc và hành động theo ý người khác à?  Mình ko nói đến thôi miên nhé, mình đang nói đến social  engineering, với ví dụ điển hình như các chiêu trò tiếp thị, bầu  cử, những dòng twitter của các celeb,... 

Cảm xúc chỉ là một trải nghiệm chủ quan và hoàn toàn tuân theo  các quy luật tâm lý, được tiến hóa tự nhiên lập trình sẵn vào gen  bạn, và tiến hóa xã hội, thông qua văn hóa và giáo dục, lập trình  vào tính cách của bạn. 

Bạn không biết con chó cưng của bạn nghĩ gì, nhưng bạn vẫn cảm  thấy có sự đồng cảm với nó. Những con robot giúp việc ngày nay  chỉ cần được gắn thêm một màn hình có vẽ khuôn mặt, trang bị cho nó một giọng nói, là đủ để "hack" cảm xúc người dùng rồi. 

Mình không phải đang bảo vệ cho quyền của robot hay đại diện  cho các nhà khoa học điên rồ hay gì, mình chỉ đang giúp bạn hiểu  rõ bản chất của loài người chúng ta mà thôi. Những người đánh  giá thấp khả năng của AI như bạn chính lànhững người dễ bị lợi  dụng nhất đấy. 

Kết luận: 

“Liệu robot trong tương lai có thể được con người hoàn  thiện cả về IQ lẫn EQ không ?” Còn khá xa để dự đoán chính xác  là khi nào có loại robot vừa IQ lẫn EQ. Nhưng chúng ta giờ đây có  thể nghiên cứu thêm về trí tuệ cảm xúc đối với robot và cần giám  sát kĩ hơn để không phải là nạn nhân của việc “ Ăn cháo đá bát “.


Đăng nhận xét

0 Nhận xét